Hẳn rằng không một bà mẹ nào nuôi con mà muốn nhận lại những lời phán xét từ người ngoài về việc con mình chậm lớn, suy dinh dưỡng. Nhưng tùy vào cơ địa trẻ cũng như cách chăm sóc con của mỗi người mà quyết định đến việc bé béo hay gầy, cao hay thấp. Dựa vào đâu để cho rằng bé phát triển bình thường hay suy dinh dưỡng? Trẻ như thế nào gọi là suy dinh dưỡng? Hãy cùng tham khảo nhé!
Trẻ như thế nào gọi là suy dinh dưỡng?
Trẻ suy dinh dưỡng là tình trạng mức cung ứng
các chất dinh dưỡng thiếu hoặc không cân đối so với nhu cầu sinh lý của trẻ.
Thường thì trẻ sẽ thiếu nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, điển hình là sự thiếu
hụt protein, sắt, kẽm, vitamin A và i ốt. Trẻ suy dinh dưỡng thường nằm trong
giai đoạn dưới 5 tuổi và điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, vận
động, tâm thần và trí thông minh của trẻ.
Các dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng như
sau:
+ Bé chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân.
+ Trẻ biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt
nhợt nhạt.
+ Trẻ hay buồn bực, quấy khóc, ít vui chơi, kém
linh động.
+ Các bắp thịt mềm nhão, bụng to dần.
+ Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết bò,
ngồi, đi, đứng.
+ Bé giảm mỡ và khối lượng cơ.
+ Má hóp và mắt trũng.
+ Tóc và da khô.
+ Bé hay mệt mỏi.
+ Chậm lành vết thương trên da.
Theo các chuyên gia, để đánh giá tình trạng
suy dinh dưỡng ở trẻ, cần theo dõi qua các chỉ số sau:
+ Cân nặng theo tuổi
+ Cân nặng theo chiều cao
+ Chiều cao theo tuổi
Suy dinh dưỡng ở trẻ thông thường được chia
ra làm 3 loại chính, dựa vào đó các mẹ có thể tìm được câu trả lời cho việc: trẻ
như thế nào gọi là suy dinh dưỡng? Cụ thể:
Suy
dinh dưỡng thể thấp còi: biểu hiện là chiều cao của trẻ thấp hơn chuẩn trung bình
trong cùng một độ tuổi và giới tính. Bạn có thể theo dõi chỉ số theo bảng chiều
cao cân nặng chuẩn của Bộ Y tế.
Suy
dinh dưỡng thể nhẹ cân: ở thể này, cân nặng của trẻ thấp hơn chuẩn trung bình
trong cùng một độ tuổi và giới tính.
Suy
dinh dưỡng thể gầy còm: thể gầy gầy còm, chiều cao và cân nặng của bé thấp hơn
chuẩn trung bình trong cùng một độ tuổi và giới tính. Đây là thể tình trạng cấp
tính, thường xảy ra trong khoảng thời gian ngắn.
Bên cạnh đó, có thêm một cách để nhận biết trẻ
suy dinh dưỡng dựa vào hình thái, với 3 loại chính:
Suy
dinh dưỡng thể phù: đây là thể suy dinh dưỡng nặng, khó điều trị và gây tỷ lệ
tử vong cao. Biểu hiện của suy dinh dưỡng thể phù là: trẻ thường có dấu hiệu
như phù nhưng tay chân khẳng khiu, teo tóp, rối loạn sắc tố da với những đốm
màu đỏ sẫm hoặc đen, còi xương, quáng gà, thiếu máu trầm trọng, bé hay quấy
khóc về đêm, tóc thưa rụng, nôn trớ, ỉa chảy,...
Suy
dinh dưỡng thể teo đét: cấc biểu hiện dễ thấy như trẻ rất gầy, thường xuyên mệt
mỏi, ít vận động, chán ăn, mất toàn bộ lớp mỡ dưới da và thường xuyên rối loạn
tiêu hóa,...
Suy
dinh dưỡng thể hỗn hợp: đây là sự kết hợp từ 2 thể trên, do trẻ vừa không được
cung cấp đủ protid, vitamin, khoáng chất cũng như năng lượng cần thiết.
Như vậy, dựa vào các yếu tố mà bài viết dẫn
lược trên, các mẹ hoàn toàn có thể nhận biết tình trạng phát triển chiều cao,
cân nặng cơ thể của trẻ để đoán định và đưa trẻ đi thăm khám kịp thời. Nếu bé cứ
thấp còi, cơ thể mệt mỏi, biếng ăn thường xuyên thì hãy đưa trẻ đến trung tâm y
tế để được thăm khám và nhận lời khuyên từ bác sĩ về cách chăm sóc con phát triển
toàn diện.
Đồng thời, các bậc phụ huynh cần áp dụng các
biện pháp ngăn ngừa suy dinh dưỡng hiệu quả cho trẻ như:
+ Cho trẻ bú sữa mẹ ngay sau sinh và kéo dài
từ 18 – 24 tháng, cần cho bé bú đúng cách.
+ Có chế độ dinh dưỡng hợp lý để trẻ tăng cân
khỏe mạnh. Đảm bảo 4 nhóm thực phẩm chính: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và
khoáng chất.
+ Nên chế biến thực phẩm tươi mới mỗi ngày, hạn
chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, nấu thức ăn chín kỹ để phòng tránh các bệnh
về đường ruột như giun sán.
+ Theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng tháng nhằm
phát hiện sớm tình trạng và ngăn chặn nguy cơ gây suy dinh dưỡng cho trẻ.
+ Không lạm dụng kháng sinh khi điều trị bệnh
cho trẻ, chỉ nên dùng kháng sinh đủ liều và đúng thời gian theo hướng dẫn của
bác sĩ.
+ Thay đổi thực đơn ăn uống thường xuyên cho
trẻ, kích thích sự thèm ăn và ngon miệng.
+ Điều trị triệt để các bệnh lý về đường tiêu
hóa cũng như các bệnh lý khác.
+ Thường xuyên khuyến khích trẻ rèn luyện, vận
động thể thao.
+ Luôn tạo không khí vui vẻ trong từng bữa ăn
cho trẻ.
+ Cho trẻ uống thuốc bổ dưới dạng siro, cốm,...để
bé tăng hấp thu, ăn uống ngon miệng, ngủ ngon giấc.
SIRO YẾN SÀO ĂN NGỦ NGON – đồng hành cùng sự phát triển của bé yêu. Sản phẩm chứa các thành phần
dưỡng chất thiết yếu như yến sào chưng dược liệu, kết hợp vitamin và các axit
amin thiết yếu cho bé ăn ngon ngủ ngon, hạn chế tình trạng khóc đêm và phát triển
toàn diện:
+ Yến sào + đảng sâm: bồi bổ cơ thể, phục hồi
đề kháng, hỗ trợ tăng cân.
+ Viễn chí + liên tử: giúp ngủ ngon, ngủ sâu
giấc, dễ ngủ hơn.
+ Bạch truật + hoàng kỳ + sa nhân: giải nhiệt,
cầm mồ hôi trộm, giảm giật mình về đêm.
+ L – lysin + vitamin nhóm B: kích thích vị
giác, cung cấp axit amin thiết yếu, tăng hấp thu các dưỡng chất.
Sản phẩm được điều chế dưới dạng siro cho bé dễ uống, dễ hấp thụ và tiện ích khi
bảo quản. Được nghiên cứu và sản xuất tại các nhà máy đạt chuẩn GMP, được đánh
giá và kiểm nghiệm chất lượng nghiêm ngặt. Các mẹ chỉ cần cho bé uống 2- 3 ống
siro mỗi ngày và duy trì liệu trình trong vòng 1 đến 3 tháng để phát huy hiệu
quả.
Siro Yến sào ăn ngủ ngon dưới sự phân
phối của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TÂM DƯỢC hiện nay đã có mặt tại hầu hết các nhà
thuốc, phòng mạch trên cả nước và tại các trang thương mại điện tử uy tín. Bạn
có thể tham khảo thông tin sản phẩm và đặt mua tại địa chỉ:
Website: http://siroyensao.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/SiroYenSaoAnNguNgon/
Thương mại điện tử: Lazada,
Sendo, Shopee, Tiki… hoặc mua tại các đại lý nhà thuốc trên toàn quốc.
Hi vọng bài
viết đã giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Nếu cần tư vấn, bạn
hãy liên hệ qua Hotline: 0798
16 16 16 – 0708 18 66 60 – 0828 88 16 16 để được hỗ trợ miễn phí!
0 nhận xét trong bài "TRẺ NHƯ THẾ NÀO GỌI LÀ SUY DINH DƯỠNG?"
Đăng nhận xét